Dạy Ngữ văn Trung học phổ thông từ góc nhìn Chương trình mới

12/12/2022 13:53

Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên môn Ngữ văn lớp 10 được dạy theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình GDPT mới). Căn cứ mục tiêu dạy học của chương trình GDPT 2018, việc đổi mới của dạy học môn Ngữ văn bám sát định hướng mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh (HS).

  • 13:53 ,12/12/2022

Giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Quốc Học Huế với học trò.

Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên môn Ngữ văn lớp 10 được dạy theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình GDPT mới). Căn cứ mục tiêu dạy học của chương trình GDPT 2018, việc đổi mới của dạy học môn Ngữ văn bám sát định hướng mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh (HS).

Những lưu ý về sách giáo khoa Ngữ văn THPT

Sách giáo khoa, chương trình được thiết kế, biên soạn theo hướng chuyển từ diễn giải, thuyết giảng sang tổ chức hoạt động học cho HS. Môn Ngữ văn tổ chức  rèn cho HS  các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Vì thế, đđạt mục tiêu và theo định hướng đổi mới các môn học nói chung, Ngữ văn nói riêng cần tăng cường tích hợp và phân hóa; đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Để tổ chức hoạt động học cho HS, người thầy cần nắm vững yêu cầu và kỹ thuật thực hiện các bước: khởi động bài học, giao nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn HS học hợp tác, hướng dẫn HS tự ghi bài... Giáo viên (GV) giảm thời gian nói, HS tăng cường hoạt động học (cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉ hỗ trợ, không làm thay, không trả lời thay. Người thầy dạy văn theo phương pháp mới nhất thiết phải tạo được niềm vui, niềm hứng khởi trong học tập cho HS.

Khác với sách giáo khoa Ngữ văn trước đây chủ yếu soạn theo tiến trình lịch sử của văn học thì nay soạn theo thể loại. Ngoài các bài học trong sách giáo khoa còn có Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Có thể nói, chương trình Ngữ văn của lớp 10 hiện nay đã phần nào xóa bỏ khoảng cách giữa văn và đời. Các bài học như Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận hay Thế giới đa dạng của thông tin (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống), bài Văn bản thông tin (Bộ Cánh diều), bài Những di sản văn hóa (Bộ Chân trời sáng tạo)… khiến cho bộ môn Ngữ văn không còn là câu chuyện trên trang sách, trong nhà trường mà nó gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật; được người học vận dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng, hiệu quả môn Ngữ văn trong nhà trường thì đòi hỏi mỗi một thầy cô dạy văn cần nắm vững tinh thần, mục tiêu, định hướng đổi mới để có phương pháp dạy học thích hợp.

TS. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống) đang tập huấn cho giáo viên.

Khi dạy bài đầu tiên trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) có tên Sức hấp dẫn của truyện kể, có không ít giáo viên lúng túng về phương pháp. TS. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên Bộ sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống) lưu ý: “Một số thầy cô giáo vẫn chưa chú ý đến "mã thể loại" của thần thoại, vẫn chỉ chú ý đến nội dung nên không coi dạy thần thoại là yêu cầu phù hợp. Có thầy vẫn dành riêng 1 tiết để dạy phần Tri thức ngữ văn, sa đà vào lý thuyết nên kêu nặng. Cần chú ý đến mã thể loại của văn bản, có như thế thì HS mới có khả năng đọc một văn bản mới hoàn toàn thuộc thể loại đã học. Tri thức ngữ văn thì HS tìm hiểu trước ở nhà, đầu bài học chúng ta chỉ cho HS tiếp cận sơ bộ rồi củng cố dần qua quá trình đọc hiểu các văn bản cụ thể. Không dành hẳn một tiết để dạy các khái niệm lý luận văn học. Nếu dạy hẳn 1 tiết riêng thì sẽ rất hàn lâm và rất nặng! Một điều đáng lưu ý nữa là nhiều tri thức ngữ văn ở các bài được phát triển từ lớp dưới, không phải tất cả đều là mới hoàn toàn đối với HS. Khi HS đã học sách giáo khoa mới từ THCS thì mấy khái niệm đầu lớp 10 đã là khá quen thuộc với các em”.

Giúp HS vận dụng thành thạo kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống

Nói một cách khái quát, nếu trước đây GV chú ý truyền đạt kiến thức nội dung và nghệ thuật từng tác phẩm cho HS thì hiện nay GV chú trọng cung cấp cho HS công cụ, kỹ năng cơ bản, cần thiết để khi tiếp cận tác phẩm mới các em biết cách đọc, cách phân tích. Muốn vậy GV phải chú ý mã thể loại, HS nắm chắc đặc trưng thể loại để tiếp nhận tác phẩm khác ngoài sách giáo khoa. Điều đó sẽ hạn chế được tình trạng chép văn mẫu của người học. Với cách đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay thì HS có nhiều cơ hội hơn để bày tỏ quan điểm, chính kiến, trao đổi, thảo luận, tranh luận, đặc biệt là trong những giờ dạy nói...

Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, tổ trưởng tổ Văn Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) chia sẻ: “Với chương trình mới, việc dạy và học bộ môn Ngữ văn trở nên thiết thực và có ý nghĩa. Giáo viên trở thành người đồng hành, định hướng cho HS trên hành trình chiếm lĩnh tri thức. Vai trò chủ động được trao gửi cho người học. Từ đó, phát huy tính sáng tạo, khơi gợi hứng thú – say mê cho HS trong mỗi giờ lên lớp.

Bên cạnh đó, hoạt động dạy học Ngữ văn THPT ngày càng trở nên khoa học, hướng tới tính tích hợp cao. Kiến thức vì thế không trở nên rời rạc mà có sự thống nhất, liên kết, bổ trợ cho nhau. Qua việc kết nối giữa các văNguồn tin bài: https://www.khoahocphothong.com.vn/day-ngu-van-trung-hoc-pho-thong-tu-goc-nhin-chuong-trinh-moi-60835.html

Dành cho doanh nghiệp